Bệnh zona thần kinh là gì? Có lây không?
Tuy zona thần kinh không quá nguy hiểm nhưng nếu như không được chữa trị cách thì bệnh này có thể để lại nhiều biến chứng. Vậy zona thần kinh là gì, bệnh này có lây và cách chữa trị không? Hãy cùng archrockfish.com đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây
I. Bệnh Zona là gì?
Zona hay còn gọi là zona thần kinh, giời leo là một bệnh nhiễm trùng do virus Herpes Zoster (Varicella-Zoster Virus hoặc VZV), đây cũng chính là virus gây ra bệnh thủy đậu.
Bệnh này có thể xảy ra trên những người đã từng bị bệnh thủy đậu hoặc tiêm vaccine vì sau khi khỏi bệnh virus vẫn không bị tiêu diệt hết mà chúng vẫn tồn tại trong các tế bào thần kinh và hạch thần kinh dưới dạng không hoạt động. Sau một thời gian, khi gặp điều kiện thuận lợi hệ miễn dịch suy yếu, suy nhược cơ thể lúc đó virus sẽ tái hoạt động và phát tình bệnh zona
Tuy nhiên không phải ai mang trong người virus này cũng có thể phát triển thành bệnh zona thần kinh. Những người lớn tuổi, người bị suy giảm miễn dịch là đối tượng dễ tái phát bệnh.
Do đó, tiêm vacxin thủy đậu có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh thủy đậu và bệnh giời leo. Nếu mắc bệnh, điều trị đúng cách sẽ rút ngắn thời gian nhiễm và làm giảm nguy cơ mắc phải các biến chứng nguy hiểm.
II. Những nguyên nhân gây ra bệnh giời leo
Nguyên nhân chú yến gây ra bệnh này là virus VZN. Khi gặp điều kiện thuận lợi virus này sẽ được kích hoạt trở lại và gây ra những tổn thương dọc dây thần kinh. Dưới đây là một vài yếu tố làm ảnh hưởng đến sự tái hoạt động của virus này:
- Do cơ thể có sức đề kháng yếu dẫn đến tình trạng mệt mỏi
- Quá căng thẳng, lo lắng và chịu nhiều áp lực, ít nghỉ ngơi
- Nổi ban và có dấu hiệu tổn thưởng ở các vùng da
- Điều trị bằng tia xạ và ung thư.
III. Triệu chứng và biến chứng của bệnh zona thần kinh
Bên cạnh những nguyên nhân gây ra bệnh giời leo thì những triệu chứng và biến chứng của zona thần kinh là gì?
1. Triệu chứng thường gặp
Giời leo có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên khắp cơ thể bạn. Ngoài ở ngực, lưng thì mặt cũng là vị trí thường xuyên xuất hiện giời leo. Bệnh này phát ban có thể ở cả trong môi hoặc miệng. Những triệu chứng thường gặp là:
- Ban đầu xuất hiện cảm giác bỏng rát hoặc có thể ngứa ran, tê bì, đau sâu và đau nhói một vùng da trên cơ thể. Chỉ cần chạm tay nhẹ cũng làm tăng cảm giác đau
- Sau đó, xuất hiện các vết ban đỏ. Một vài ngày sau các vết ban đỏ biến thành các mụn nước chứa đầy dịch
- Các mụn nước sẽ khô lại sau 8-10 ngày và biến mất sau vài tuần.
- Tùy vào các vị trí phát triển của bệnh mà nó có thể gây ra các triệu chứng như nấc cụt, giảm hoặc có thể mất thị lực.
- Bên cạnh đó, một số người khi bị zona thần kinh còn gặp các triệu chứng như: Sốt cao, ớn lạnh, đau đầu mệt mỏi, nhạy cảm với ánh sáng và yếu cơ.
Mỗi đợt của Zona thần kinh thường kéo dài từ 3 – 5 tuần, một số trường hợp có thể kéo dài đến 3 tháng. Nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách bệnh có thể kéo dài và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
2. Những biến chứng của giời leo
Dù đây không phải là một bệnh quá nguy hiểm những bạn cũng không nên chủ quan vì nếu không được điều trị sớm bệnh này sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vậy những biến chứng của bệnh zona thần kinh là gì?
- Da bị sưng đỏ, cảm thấy đau rát khi chạm vào hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn
- Phát ban ở vùng mắt, nếu không được điều trị sẽ gây tổn thương mắt
- Đau dữ dội một bên tai hoặc mất thính giác, vị giác và chóng mặt
- Đau thần kinh sau khi khỏi bệnh là biến chứng hay gặp nhất.
IV. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh zona là gì?
Hầu hết các trường hợp chỉ bị một lần trong đời loại bệnh này, nhưng cũng có một số trường hợp người bệnh gặp phải nhiều lần. Chủ yếu là do các yếu tố:
- Độ tuổi: Với những người lớn hơn 50 thì rất dễ bị zona thần kinh, nguy cơ này tăng theo tuổi tác. Các chuyên gia trên thế giới cho biết rằng ước tính có khoảng 50% người từ 60 tuổi trở lên sẽ mắc phải zona thần kinh.
- Hệ miễn dịch yếu: Trường hợp người mắc các bệnh như HIV/AIDS, ung thư, đang hóa xạ trị ung thư hay cấy ghép nội tạng có nguy cơ mắc bệnh zona cao vì sức đề kháng của cơ thể đang giảm sút.
- Lây từ người khác: Khi bạn tiếp xúc với những người bị thủy đậu, zona thì nguy cơ lây virus cao. Virus khiến cho bạn mắc bệnh thủy đậu trước, sau đó mới bị zona.
V. Các cách điều trị
Bạn cần phải đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể để được thăm khám và có biện pháp điều trị sớm nhất. Khi đó bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chống virus cho bạn để ngăn chặn sự phát triển của virus. Ngoài ra bạn có thể sử dụng các loại thuốc mỡ kháng viêm để bôi vào những vùng da xuất hiện mụn nước.
Để tránh gây ra biến chứng nguy hiểm, bạn nên hạn chế những loại thực phẩm:
- Các loại đồ uống có chất kích thích, đồ uống có cồn như bia, rượu,… vì chúng sẽ làm giảm hệ thống miễn dịch khiến cho virus lây lan nhanh hơn
- Thực phẩm giàu chất béo sẽ làm cho tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng hơn và bệnh sẽ lâu khỏi
- Các loại thực phẩm chế biến từ yến mạch, mầm lúa mì, socola,…
- Các loại ngũ cốc tinh chế vì sẽ làm tăng lượng đường trong máu, tăng nguy cơ nhiễm trùng và khiến vết thương lâu lành
- Thay vào đó, bạn nên bổ sung những loại thực phẩm dưới đây để nhanh chóng hồi phục:
- Các nhóm thực phẩm giàu vitamin C giúp tăng cường đề kháng như gan động vật, bơ, cam,…
- Thực phẩm giàu Lysine có trong cá, các loại đậu, sữa,…
- Cần bổ sung vitamin nhóm B6, B12.
VI. Những lưu ý để tránh bị lây nhiễm zona thần kinh
Để tránh lây lan và làm giảm thiểu những biến chứng xảy ra, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:
- Nên rửa bằng nước muối loãng hoặc thuốc rửa chuyện biết do bác sĩ chỉ định để rửa vùng da bị zona
- Không được chà xát, để nước bẩn tiếp xúc với cùng da có mụn nước, tránh làm cho mụn nước bị vỡ ra vì có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng
- Hạn chế hoặc không tiếc xúc với những người chưa tiêm phòng bệnh thủy đậu
- Tiêm vacxin phòng ngừa thủy đậu
- Rửa tay thường xuyên, nhất là sau khi chăm sóc vùng da bị tổn thương. Ngoài ra người bệnh nên mặc những trang phục rộng rãi, thoải mái
- Zona thần kinh không phải là bệnh quá nguy hiểm nhưng để lại những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
Hy vọng với những thông tin về Zona thần kinh là gì sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về bệnh này và các cách điều trị cũng như phòng ngừa bệnh giời leo.